28 tháng 2, 2011

7 lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.      Hãy đến Bác sĩ ngay khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh: ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng. Hãy đo chức năng hô hấp để xác định xem liệu bạn có mắc COPD.
2.      Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn cần đến khám lại định kỳ hàng tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.
3.      Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là người hút thuốc lá, thuốc lào. Hãy yêu cầu Bác sĩ giúp đỡ, cho lời khuyên. Tránh xa nơi có nhiều người hút thuốc và những vật dụng liên tưởng đến thuốc lá. Dùng thuốc cai thuốc nếu cần.
4.      Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than. 

Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào ngay 
5.      Luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của Bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
6.      Nếu bạn bị COPD mức độ nặng, hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khoẻ cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản; chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.
7.      Đến bệnh viện hay Bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn của bạn xấu đi.
-        Cần chuẩn bị sẵn: số diện thoại của bác sỹ, bệnh viện mà bạn có thể đến ngay được, danh sách các thuốc bạn đang dùng.
-        Đi cấp cứu ngay nếu bạn có dấu hiệu nguy hiểm sau đây: nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng - thở vẫn gấp và khó. 


_________________________________________



Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

27 tháng 2, 2011

Phân mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường đi khám vì ho và khó thở, thông thường bệnh đều đã ở giai đoạn nặng. Những bệnh nhân này thường được các bác sỹ chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn III hoặc IV, có thể có suy tim phải (tâm phế mạn) hoặc không. Vậy khi các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các bác sỹ đã đánh giá mức độ nặng của họ dựa vào những tiêu chuẩn gì ?

Đo chức năng hô hấp tại khoa Hô Hấp BV. Bạch Mai
Để đánh giá mức độ nặng của các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thông thường các bác sỹ dựa chủ yếu vào các tiêu chuẩn sau:
  • Khám lâm sàng: đánh giá các triệu chứng ho, khó thở, tím môi, đàu chi, phù chân, gan to...
  • Chụp X quang phổi: hình ảnh giãn phế nang, tăng áp động mạch phổi (đường kính nhánh xuống của động mạch phổi > 16mm).
  • Đo chức năng hô hấp với máy phế dung kế: đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Việc phân chia mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa theo chức năng thông khí phổi như sau:
    • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 0: Bệnh nhân có ho khạc đờm mạn tính kéo dài ít nhất 3 tháng/ 1 năm và trong 2 năm liên tiếp. Đo chức năng thông khí phổi hoàn toàn bình thường.
    • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn I: Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) và/ hoặc Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) > 80%.
    • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn II: Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) và/ hoặc Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) = 50 - 80%.
    • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn III: Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) và/ hoặc Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) = 30 - 49%.
    • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn IV: Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) và/ hoặc Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) < 30%.
  • Điện tim và siêu âm tim: tìm các dấu hiệu của tăng gánh thất phải. Nếu bệnh nhân có chức năng thông khí phổi tương ứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn III, nhưng lại có kèm theo các dấu hiệu của tăng gánh thất phải hoặc suy tim phải thì bệnh nhân đó được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn IV.
    __________________________________________________________________

    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

26 tháng 2, 2011

Các biểu hiện của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Những bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có các biểu hiện sau
-        Bệnh nhân tuổi thường trên 40, có tiền sử hút thuốc hoặc nghề nghiệp có tiếp xúc với khói, bụi ô nhiễm...
-        Bệnh nhân thường đến khám vì ho, khạc đờm, khó thở:
+        Ho: nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, có kèm khạc đờm hoặc không.
+        Đờm: nhầy, trong, trừ đợt cấp có bội nhiễm thì màu vàng.
+        Khó thở: khi gắng sức, xuất hiện dần dần, cùng với ho hoặc sau đó một thời gian; giai đoạn muộn có khó thở liên tục.
Bệnh nhân có thể được chia thành 2 nhóm sau
+        Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm A: khó thở nhiều, người gầy, thiếu oxy máu lúc nghỉ ít.
+        Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm B: thiếu oxy máu và tăng carbonic nhiều, khó thở ít.
Khám lâm sàng
-        Kiểu thở: thở mím môi nhất là khi gắng sức.
-        Có sử dụng các cơ hô hấp phụ: cơ liên sườn, co kéo hõm ức, hố thượng đòn.
-        Đường kính trước sau của lồng ngực tăng lên (lồng ngực hình thùng).
-        Gõ lồng ngực thấy vang như trống, biểu hiện này rất rõ ở những bệnh nhân có lồng ngực hình thùng.
-        Nghe phổi ở những bệnh nhân này có thể thấy tiếng tim mờ nhỏ, tiếng thở của phổi giảm hơn người bình thường, có thể nghe thấy những tiếng lép bép khi có bội nhiễm. 
 Thở máy không xâm nhập cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng

Các biểu hiện của suy tim như:
-        Mắt lồi như mắt ếch, nhìn thấy nổi nhiều vằn đỏ.
-        Nhịp tim nhanh, có thể có loạn nhịp hoàn toàn.
-        Nhìn tĩnh mạch vùng cổ thấy nổi và có thể đập theo nhịp tim.
-        Dấu hiệu đau vùng gan gặp ở những trường hợp suy tim, làm gan to và đau.
-        Phù chân và bụng có thể có dịch ở bên trong. 

_____________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

25 tháng 2, 2011

Điều trị dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Dự phòng thuốc lá
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do vậy giảm tỷ lệ hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong tương lai. Bên cạnh đó, bỏ thuốc lá làm chậm lại đáng kể tốc độ xấu đi của chức năng thông khí phổi, làm giảm tần xuất đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bỏ thuốc lá càng sớm càng có tác động làm chậm đi sự tiến triển xấu của chức năng phổi.

Cần tiến hành đồng thời các biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ hút thuốc. Các biện pháp bao gồm: các hoạt động cộng đồng, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng, những bài giảng trong các trường học, các khẩu hiệu, tờ rơi, cấm hút thuốc tại những nơi công cộng, các công sở. Chương trình phòng chống hút thuốc lá cần có sự cam kết từ phía chính phủ. Việc tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá cần được tiến hành thường xuyên, với tất cả các lứa tuổi.

Tiếp xúc nghề nghiệp

Ở Mỹ có khoảng 19% số bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc và khoảng 31% các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không hút thuốc, những đối tượng này thông thường có tiếp xúc thường uyên với bụi hoặc khói nghề nghiệp. Tỷ lệ này có xu hướng cao hơn ở những nước có tỷ lệ ô nhiễm nghề nghiệp cao. Nhiều nghề nghiệp được xem là yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đặc biệt những nghề có tiếp xúc với khói, bụi sinh học. Giảm tiếp súc với một số nghề nghiệp làm giảm đáng kể số đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tình trạng kiểm soát bệnh được tốt hơn. Các biện pháp can thiệp bao gồm:

- Thi hành một số các biện pháp làm giảm nồng độ bụi ở các cơ sở nhà máy, xí nghiệp.


- Tăng cường các biện pháp giáo dục các công nhân, quản lý phân xưởng, nhân viên y tế, các nhà lập pháp về tác hại của tiếp xúc bụi.


- Giáo dục cho các công nhân, các nhà lập pháp về ảnh hưởng khuếch đại của khói thuốc lá trên những người có tiếp xúc bụi thường xuyên trong việc gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.


- Với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần được chuyển tới công tác ở những đơn vị ít ô nhiễm bụi, khói.


Kiểm soát ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà


Phòng tránh ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà làm cải thiện rõ rệt chức năng phổi, làm giảm tần xuất các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Để cải thiện môi trường không khí trong và ngoài nhà, cần sự kết hợp các chính sách chung của địa phương và các biện pháp của mỗi cá nhân nhằm làm giảm lượng khói, bụi trong môi trường.


Cần đảm bảo thông khí tốt khi có sử dụng nhiều chất đốt rắn khác nhau. Nên có cửa ngăn giữa bếp và phòng ở, lắp và bật thường xuyên quạt thông gió trong bếp. Mở cửa sổ bếp thường xuyên.


Nên mang các phương tiện bảo hộ khi buộc phải tiếp xúc với môi trường nhiều khói, bụi, đặc biệt với các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.


Những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên thường xuyên theo dõi về tình hình kh ói bụi quanh nơi cư trú và nên ở trong nhà khi môi trường có ô nhiễm nặng.




Phòng nhiễm khuẩn hô hấp

Nhiễm khuẩn hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong các đợt cấp, chức năng phổi của bệnh nhân xấu đi nhanh chóng, dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp làm giảm đáng kể các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các biện pháp dự phòng bao gồm:

Tránh lạnh, ẩm: cần giữ ấm vào mùa lạnh, những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ở trong nhà khi có thay đổi thời tiết, nên dùng máy hút ẩm trong những ngày trời nồm

Tiêm vacin phòng cúm hàng năm, tiêm vacin phòng phế cầu mỗi bốn năm cho các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiêm vacin đều đặc có thể làm giảm tần xuất các đợt nhiễm trùng hô hấp, từu đó làm giảm các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.


Chế độ dinh dưỡng


Một số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có teo cơ, giảm cân nhanh. Tình trạng này làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của các cơ hô hấp, làm tốc độ xấu đi của bệnh diễn ra nhanh hơn.



_________________________________________



Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

24 tháng 2, 2011

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

1. Định nghĩa:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( BPTNMT : Chronic obstructive pulmonary disease-COPD ) là một bệnh có đặc điểm tắc nghẽn lưu lượng khí thở ra thường xuyên bị hạn chế không hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần, tiến triển, thường có tăng phản ứng đường thở, do viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng gây ra

Có thể coi BPTNMT là một loại bệnh do biến chứng của viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng và hen phế quản ở mức độ không hồi phục. Cần được coi là loại bệnh mạn tính nặng, để có biện pháp phòng và điều trị sớm. Chẩn đoán BPTNMT khi có tắc nghẽn đường thở cố định do viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng gây ra, hen phế quản có tắc nghẽn đường thở cố định không hồi phục cũng gọi là BPTNMT .
2. Dịch tễ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh phổ biến trên thế giới. Ở Mỹ ( 1995 ) có khoảng 14 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với tỷ lệ dao động từ 4-6% ở nam và 1-3% ở nữ giới da trắng tuổi trưởng thành. Ở Châu Âu, chỉ số lưu hành của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ 23-41% ở những người nghiện thuốc lá , tỷ lệ nam/ nữ là 10/1.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây tử vong đứng hàng thứ 5 trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới. Tại Pháp tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 20.000 người / năm.
3. Lâm sàng:
Chủ yếu gặp 2 thể của BPTNMT:
*Thể thổi hồng (Typ PP Pink Puffer ) : khí phế thũng chiếm ưu thế, có đặc điểm: người gầy, khó thở là chủ yếu, ít ho khạc đờm, ít bị nhiễm khuẩn phế quản, tâm phế mạn xuất hiện muộn ( thường bị ở giai đoạn cuối )
phù không rõ, ngực hình thùng, rút lõm cơ ức đòn chũm, gõ vang, phổi rì rào phế nang giảm.
Đo thông khí phổi, khí cặn tăng rõ, RV/ TLC tăng.
Khí máu bình thường, chỉ giảm PaO2 nhẹ.
Xquang: căng giãn phổi, tim hình giọt nước.
*Thể xanh phị( Typ BB Blue bloatter ) : viêm phế quản mạn tính chiếm ưu thế thường ở người béo bệu, tím tái, ho khạc đờm nhiều năm rồi mới khó thở, hay có nhiễm khuẩn phế quản, hay gặp những đợt suy hô hấp, tâm phế mạn xuất hiện sớm: phù mắt cá chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, hay kèm theo hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ.
Xquang: hình ảnh phổi bẩn, bóng tâm thất phải rộng.
Đo khí máu: giảm PaO2, thường kèm theo tăng PaCO2, tăng hồng cầu và Hematocrit.

* Cần chú ý rằng:
- Khó thở trước rồi sau mới ho, khạc đờm ít là khí phế thũng chiếm ưu thế .
- Ho khạc đờm trước rồi sau mới khó thở, hay có đợt bội nhiễm phế quản, suy hô hấp, tâm phế mạn là viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn chiếm ưu thế



4. Chẩn đoán:
4.1 . Chẩn đoán xác định:
- Bệnh nhân trên 40 tuổi, thường là nam giới, tiền sử hút thuốc lâu năm.
+ Ho và khạc đờm, khó thở trên 2 năm.
+ Tiền sử hay có đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
+ Xquang phổi: có thể có hội chứng phế quản, khí phế thũng.
+ Đo thông khí phổi: tắc nghẽn lưu lượng thở không hồi phục ( FEV1 dưới 80% số lý thuyết, test hồi phục phế quản âm tính ).
4.2. Chẩn đoán phân biệt :
- Hen phế quản: khó thở từng cơn tái diễn, cơn khó thở tự khỏi hoặc hết sau khi dùng thuốc giãn phế quản, đo thông khí phổi có rối loạn tắc nghẽn hồi phục test hồi phục phế quản ( + ).

- Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt BPTNMT với: tắc nghẽn đường thở trên, thoái hoá nhầy nhớt và viêm tiểu phế quản tận cùng.
5. Dự phòng và điều trị :
5.1. Phòng bệnh:
- Cần bỏ thuốc lá, có thể dùng các biện pháp hỗ trợ bỏ thuốc.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng: dùng các Vitamin A,C, E,(chống oxy hoá )
- Cố gắng giảm ô nhiễm không khí ở nơi làm việc và nơi sống.

5.2. Điều trị:
* Trong đợt bùng phát:
- Chống nhiễm khuẩn phế quản khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn, có thể dùng kháng sinh nhóm Cephalosporin kết hợp với Gentamyxin từ 10-14 ngày.
- Thuốc giãn nở phế quản: dùng thuốc kháng Cholinergic ( Atrovent ): cứ 4-6 giờ khí dung hoặc xịt hít 1 lần. Nếu nặng có thể tiêm Diaphylin tĩnh mạch + Cocticoid đường tiêm, uống, khí dung ( Pulmicort )
- Long đờm, vỗ rung.
-Thở oxy: lưu lượng 2lít / phút, để duy trì SaO2 ³90%, PaO2 ³ 60mmHg. Nếu có suy hô hấp nặng, bệnh nhân rối loạn ý thức, tím tái, toan hô hấp mất bù cần phải thở máy.
- Nếu có tâm phế mạn: điều trị suy tim. kết hợp.

* Các biện pháp khác:
- Liệu pháp a1 antitrypsin: khi bệnh nhân thiếu a1 antitrypsin, thuốc kháng Protease tổng hợp ( Prolastin ) tác dụng ức chế Elastase bạch cầu.
- Điều trị phẫu thuật: ghép phổi, phẫu thuật cắt bỏ bóng khí thũng, phẫu thuật giảm thể tích phổi. Là những biện pháp được một số nơi áp dụng.


_______________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

16 tháng 2, 2011

Nước - “Thuốc” tốt phòng ngừa sỏi thận


Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong thực tế lâm sàng thường phát hiện muộn nên nhiều biến chứng. Nguyên nhân tạo ra sỏi có nhiều nhưng trong đó có một lý do quan trọng là việc không đủ lượng dung dịch hòa tan các chất cặn bã hữu cơ và vô cơ đường tiết niệu. Vì vậy các chất này tích tụ lại và hình thành nên các viên sỏi.

Khi thiếu nước dễ tạo ra sỏi thận

Khi máu đi qua thận, máu đến cầu thận và nước sẽ thấm qua mạch máu vào khoang nhỏ gọi là khoang Bowman. Tại đây nước được chảy vào hệ thống ống thận dày đặc. Một phần nước sẽ được tái hấp thu lại, phần khác tiếp tục đi vào đường ống. Cuối cùng chúng được đổ vào một bể lớn gọi là bể thận, sau đó, từ thận nước tiểu được dẫn xuống bàng quang bằng một ống gọi là niệu quản, và từ bàng quang nước tiểu sẽ được thải ra ngoài qua niệu đạo. Quá trình tạo ra nước tiểu vô cùng phức tạp và có sự tham gia của rất nhiều yếu tố lý, hóa, thần kinh. Khi nước tiểu được tạo ra, chúng hòa tan các chất độc và “làm trôi” các chất cặn bã trên đường đi. Vì một lý do nào đó, số lượng nước không đủ hay có sự ứ trệ trên đường đi, các chất cần thải loại sẽ lắng lại, tích tụ theo thời gian và tạo thành sỏi.

Sỏi  hệ thống tiết niệu là  một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất vô cơ như calci, phospho và hữu cơ như ammonium, urat... cấu tạo của viên sỏi là một cấu trúc theo từng lớp đồng tâm. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng được phát hiện nhiều nhất là khoảng từ 20 đến 50 tuổi. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi vị trí trên đường đi của hệ thống tiết niệu. Có thể phân chia vị trí như sau: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Tuy nhiên, từng đoạn cũng lại qui định chi tiết hơn như ở thận có sỏi nhu mô thận, sỏi bể thận; ở niệu quản là sỏi 1/3 trên, sỏi 1/3 giữa, sỏi 1/3 dưới. Có thể chỉ bị sỏi ở một vị trí nhưng cũng có thể sỏi ở nhiều vị trí. Các loại sỏi: sỏi calcium oxalate: hay gặp nhất, gặp nhiều ở người trưởng thành hơn những người có sỏi calci thường có vấn đề tăng calci niệu và có liên quan tới yếu tố di truyền, bệnh tuyến cận giáp, mắc bệnh gút, các bệnh đường ruột, béo phì và bệnh thận. Sỏi struvite: cấu tạo bởi magne và ammoni. Thường thứ phát do nhiễm khuẩn  tiết niệu.  Đặc biệt là những người dẫn lưu ống thông đường niệu kéo dài. Sỏi uric: do biến loạn chuyển hóa làm tăng acid uric trong nước tiểu, sỏi cystine. Hiếm gặp, cấu trúc sỏi là amino acid cystine, đây là bệnh có tính di truyền.

Phòng tránh sỏi thận bằng cách uống nhiều nước

Sỏi niệu quản.
Để phòng tránh sỏi thận vì vậy phải uống thật nhiều nước. Nước được cung cấp đủ sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt hơn đặc biệt trong mùa hè oi bức. Hơn thế nữa nó giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật. Nếu tính theo hoạt động bình thường của cơ thể thì lượng nước tiểu khoảng 1.500ml, lượng nước qua đường mồ hôi và đường tiêu hóa khoảng 500-1000ml, như vậy nhu cầu về nước là từ 1.500 đến 2.500 ml mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, xây dựng cho mình một thói quen uống nhiều nước là vô cùng hữu ích.

Nước uống cần đảm bảo vệ sinh. Trong thực tế có nhiều loại nước có thể sử dụng hàng ngày có lợi cho sức khỏe như các loại nước ép hoặc sinh tố làm từ cà rốt, cà chua, dưa leo, dưa hấu...; nước chanh cam chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho da, giúp cơ thể thanh nhiệt, sát khuẩn, trị ho...; nước ngâm từ quả dâu, mơ hay sấu pha. Sữa chua là loại đồ uống không thể thiếu trong mùa hè, nhất là đối với chị em phụ nữ. Mùa hè nóng nực, khi lao động thể lực nhiều có thể thêm chút muối vào nước uống. Nước muối loãng giúp làm cơ thể bớt khát nước hơn và cung cấp muối mất qua mồ hôi.

Không nên uống các loại nước uống nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp. Hạn chế sử dụng nước đá vì nó có thể gây hỏng men răng.

Với một số trường hợp đặc biệt cần thận trọng khi uống nước như người bị suy tim, suy thận... chú ý phải hỏi  kỹ bác sĩ điều trị để có một chế độ nước phù hợp.

Đọc tiếp →