18 tháng 3, 2011

Vòi tắm sen: Thủ phạm gây bệnh phổi

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra vi trùng Mycobactery gây bệnh phổi, từ rất lâu đã lấy khoảng trống bên trong vòi tắm hoa sen làm nơi thường trú cho nó. Mối đe doạ vi trùng này xâm nhập cơ thể càng gia tăng, khi mọi người đều có thói quen ngửa mặt trực tiếp hứng vòi sen khi rửa mặt, khi tắm.

Trên tạp chí chuyên ngành “Proceedings of the National Academy of Sciences”, phát hành tại Mỹ, số ra tháng 9/2009 ghi lại nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy: tình trạng mất vệ sinh phổ biến của sàn và tường nhà tắm không phải là nguyên nhân gây bệnh, mà thủ phạm chính là số lượng vi trùng Mycobactery khổng lồ ẩn mình bên trong vòi tắm hoa sen gây ra viêm nhiễm họng, phế quản và phổi! Những góc kín, kẽ hở đầy rẫy bên trong vòi tắm hoa sen là nơi trú ngụ tuyệt vời cho vi trùng gây ra bệnh viêm phổi. Cho dù chúng ta có cẩn thận thực hiện việc cọ rửa kỹ lưỡng vòi tắm bằng các chất tẩy rửa cực mạnh cũng không thể nào bảo đảm tiêu diệt hết loại vi trùng này, bởi chất tẩy rửa không thể nào tiếp cận mọi ngõ ngách trong vòi hoa sen!
Mặc dù vậy đa số người tắm vòi hoa sen vẫn khoẻ mạnh là do hệ đề kháng của cơ thể đang hoạt động có hiệu quả ở trong những đối tượng không hề mang bệnh tật. Nếu cơ thể chúng ta suy nhược, mệt mỏi, hệ đề kháng của cơ thể yếu đuối vì mắc phải các bệnh khác thì rất dễ cho vi trùng Mycobactery tấn công.
Các nhà khoa học cho rằng: Do các đầu vòi tắm hoa sen thường được làm bằng chất liệu plastic đã tạo nên những căn hộ ấm cúng tuyệt vời cho vi trùng  Mycobactery tha hồ sinh sôi nẩy nở. Họ khuyên mọi người nên dùng vòi hoa sen bằng kim loại, vì đó là chất liệu mà loài vi trùng này rất khó làm tổ. Nhưng trên hết là mọi người cần phải thực hiện việc thay đầu tắm mới vài lần trong năm! Cách tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho cơ thể, đối với những người có hệ miễn dịch kém hoặc khi thấy trong người không được khoẻ mạnh thì nên tránh tắm bằng vòi hoa sen.   

_____________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

17 tháng 3, 2011

Cảnh báo từ ca bệnh phổi mô bào X

Bệnh nhân Phạm Văn C, 26 tuổi quê ở Tuyên Quang được chuyển đến Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương ngày 12/4/2007, trong tình trạng khó thở, tràn khí màng phổi hai bên, có tiền sử hút thuốc lá từ năm 16 tuổi, trung bình mỗi ngày 1 bao. Người bệnh đã được mở màng phổi dẫn lưu khí ở tuyến dưới nhiều ngày không đỡ.


Bệnh nhân Phạm Văn C, 26 tuổi quê ở Tuyên Quang được chuyển đến Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương ngày 12/4/2007, trong tình trạng khó thở, tràn khí màng phổi hai bên, có tiền sử hút thuốc lá từ năm 16 tuổi, trung bình mỗi ngày 1 bao. Người bệnh đã được mở màng phổi dẫn lưu khí ở tuyến dưới nhiều ngày không đỡ. Ở Khoa hồi sức cấp cứu, người bệnh được tiếp tục dẫn lưu khí, diễn biến: khí trong màng phổi lúc giảm lúc tăng. Chụp Xquang phổi có hình ảnh tràn khí màng phổi hai bên và hình ảnh nốt, mạng lưới xen kẽ những bóng khí. Phim CT chụp độ phân giải cao cho thấy rất rõ hình ảnh những kén khí bờ đậm, nhạt, nốt, lưới và khí. Sau khi xem xét kỹ hình ảnh tổn thương, so sánh với hình ảnh mẫu loại trừ các hình ảnh có thể nhầm lẫn; chẩn đoán được đưa ra là người bệnh mắc bệnh phổi mô bào X. Để chẩn đoán được chính xác hơn, bác sĩ đề nghị bệnh nhân: sinh thiết phổi, rửa phế quản nhưng người bệnh và gia đình từ chối sau đó xin về chăm sóc tại y tế cơ sở.
Vậy bệnh phổi mô bào X là bệnh gì?
Bệnh phổi mô bào X nằm trong bệnh cảnh chung của bệnh mô bào X; đó là một nhóm bệnh cho đến những năm cuối của thế kỷ 20 nguyên nhân của bệnh vẫn chưa tìm được, làm tăng sinh những tế bào dạng mô bào giống như tế bào Langerhans, những tế bào này có chứa trong bào tương thể X. Bệnh có thể gặp ở nhiều bộ phận: xương, da, gan, lách, hạch... hoặc đơn độc. Năm 1951, lần đầu 2 trường hợp bệnh mô bào X được mô tả. Đến nay nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng: khói thuốc lá làm tăng sinh tế bào bệnh. Và cũng từ năm 1987, bệnh còn mang một tên khác là bệnh tế bào Langerhans phổi (Pulmonary Langerhans cell histiocytosis).
Đây là một bệnh hiếm gặp, xuất hiện ở người từ 20 - 40 tuổi. Triệu chứng thường gặp là ho khan, khó thở. Các triệu chứng ít gặp hơn là sốt, đau ngực, mệt mỏi và giảm cân. Khoảng 1/4 các trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn muộn có tràn khí màng phổi. Đặc biệt lưu ý tiền sử hút thuốc lá.
Chẩn đoán bệnh: Trước hết phải chụp phổi. Với một phim chụp  Xquang bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật có thể cho thấy hình ảnh lưới nốt bóng khí ở vùng trên và giữa phế trường (tất nhiên có thể có hình ảnh tràn khí màng phổi). Tuy nhiên hình ảnh trên phim CT chụp phổi độ phân giải cao rất có giá trị để chẩn đoán bệnh với hình ảnh các nốt và các kén phân bố ở phần trên và phần giữa, không có ở phần dưới của phổi. Hình ảnh có giá trị đủ để chẩn đoán xác định và như vậy có thể so sánh hình ảnh tổn thương của người bệnh với tổn thương trên hình ảnh mẫu. Tuy nhiên để chẩn đoán xác định phải sinh thiết phổi hoặc soi phế quản, rửa phế nang để tìm mô bào X dưới kính hiển vi điện tử. Bởi vì có thể nhầm lẫn với hình ảnh tổn thương của các bệnh khác: bệnh phổi kẽ, giãn phế quản, kén phổi, u cơ trơn bạch mạch, sanoidose...
Điều trị bệnh: Rất khó khăn nhất là ở giai đoạn muộn. Biến chứng tràn khí chưa biết đến khi nào lành, chống suy hô hấp cũng thật nan giải khi phổi tổn thương nặng nề như vậy. Có thể chỉ định corticoid hay chạy tia nhưng kết quả không bao giờ đạt được như mong muốn. Điều đáng nói là việc bỏ hút thuốc ở giai đoạn bệnh còn sớm có thể cải thiện được phần lớn tổn thương.  

_______________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

16 tháng 3, 2011

Trên 3 triệu người tử vong mỗi năm vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Trên 3 triệu người tử vong mỗi năm vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Đó là số liệu được đưa ra tại Hội nghị khoa học hưởng ứng Ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - 2008 do BV Bạch Mai, BV Lao và bệnh phổi TƯ tổ chức ngày 28/11

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hiện đang là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế đứng hàng thứ tư với xu hướng ngàymột tăng trên toàn thế giới. Ở nước ta, tỷ lệ mắc bệnh ở những người từ 40 tuổi trở lên là 5,2%.

TS Trần Thúy Hạnh, quyền GĐ BV Bạch Mai cho biết, COPD là một bệnh phổi phổ biến trong đó điểm nổi bật là sự tắc nghẽn của sự lưu thông không khí trong phổi, làm bệnh nhân khó thở ở giai đoạn muộn.

Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới và ở nước ta hiện nay khá cao. Năm 2008, ước tính thế giới có khoảng 210 triệu người mắc COPD. Đây cũng là căn bệnh ngày càng gâynhiều tốn kém về chi phí y tế cũng như tổn thất về sức lao động của xã hội.

PSG.TS Ngô Quý Châu, Trưởng khoa Hô hấp, PGĐ BV Bạch Mai cho biết, hút thuốc là căn nguyên chính gây COPD và các bệnh toàn thân: Suy kiệt, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh động mạch vành, suy tim, nhiễm trùng phổi, ung thư, bệnh mạch máu phổi...

Để nâng cao nhận thức của mọi người đối với căn bệnh được đánh giá là hiểm họa lớn với cả thế giới này, Viện Tim mạch - Huyết học - Phổi Hoa Kỳ cùng các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng Chương trình khởi động phòng chống COPD toàn cầu.

Đến nay chương trình đã hoạt động được 10 năm và hàng năm đều đưa ra bản cập nhật về hướng dẫn quản lý điều trị bệnh nhằm tăng cường nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ y tế và mọi người về các biện pháp quản lý, dự phòng, điều trị căn bệnh này.

Ở nước ta, trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ, ô nhiễm môi trường tăng, tình trạng hút thuốc trong dân cư phổ biến, do vậy COPD là căn bệnh khá thường gặp. Theo nghiên cứu về dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại một số tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc Việt Nam do khoa Hô hấp BV Bạch Mai tiến hành cho thấy tỉ lệ mắc COPD ở những người từ 40 tuổi trở lên trong dân cư là 5,2%

"Để nắm được tình hình bệnh và các yếu tố nguy cơ trong phạm vi cả nước, Bộ Y tế đã đề xuất với Bộ Khoc học Công nghệ đưa COPD vào là một trong các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm và đã được duyệt.Từ những kết quả nghiên cứu này, Tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ đề xuất được các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, dự phòng và điều trị bệnh này ở nước ta" - TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế nói. 

_____________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

15 tháng 3, 2011

Chớ nhầm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với bệnh hen

Trên thực tế, trong quá trình khám và điều trị bệnh đã có sự nhầm lẫn giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với bệnh hen do hai bệnh có những đặc điểm chung khó phân biệt. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào độ tuổi, tiền sử bệnh, chức năng hô hấp... thì hai bệnh này hoàn toàn có thể phân biệt được, giúp chẩn đoán đúng và điều trị đúng cho người bệnh.
Theo một cuộc khảo sát mới đây ở Mỹ được đăng trên Journal of Asthma: có trên 50% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính  (BPTNMT) bị chẩn đoán nhầm là hen. BPTNMT là một bệnh có tiến triển nặng dần, triệu chứng hô hấp ngày càng xấu, chức năng phổi suy giảm dần và mức độ tàn phế tăng dần theo thời gian, nhưng nhiều người không được chẩn đoán và điều trị đúng mức. Vì vậy chúng ta cần phân biệt rõ BPTNMT với bệnh hen để người bệnh được chẩn đoán sớm và chăm sóc, điều trị đúng.
Phân biệt bệnh hen và BPTNMT
Cả hai bệnh hen và BPTNMT đều có những điểm chung: - đều là bệnh mạn tính - có tình  trạng viêm ở đường thở - tắc nghẽn đường thở - tăng tiết nhầy - co thắt cuống phổi - đều liên quan đến yếu tố môi trường. Nên biểu hiện lâm sàng cũng có những điểm giống nhau như ho, khạc đàm, nặng ngực, khò khè, khó thở...
 
Tổn thương phổi trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Cách phân biệt bệnh:
- Về tuổi tác: Bệnh hen thường xuất hiện sớm, lúc tuổi còn nhỏ, tuy nhiên cũng có trường hợp xuất hiện lúc ở tuổi trưởng thành; trong khi đó, BPTNMT chỉ xảy ra ở tuổi trên 40.
 - Tiền sử dị ứng là một trong những điểm nổi bật của bệnh nhân hen nhưng ở người BPTNMT, yếu tố này không được kể đến. Tiền sử gia đình dị ứng cũng thường gặp ở bệnh hen.
- Nguyên nhân: Bệnh nhân hen thường có yếu tố kích phát đa dạng như: bụi khói, phấn hoa, lông vật nuôi, thời tiết thay đổi, viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản... trong khi nguyên nhân chủ yếu gây BPTNMT là thuốc lá, một số ít trường hợp do môi trường ô nhiễm bụi khói, hóa chất. Đa số người bị BPTNMT đều có tiền sử đang hoặc đã từng hút thuốc lá, còn bệnh nhân hen có thể hút thuốc hoặc không, thậm chí với người có yếu tố kích phát hen là khói thuốc lá rất sợ khói thuốc.
 - Tiến triển bệnh: Các cơn hen cấp thường xảy ra với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, giữa các cơn hen, bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì, trong  khi đó các đợt cấp của BPTNMT có tần số và độ trầm trọng ngày càng tăng.
- Chức năng hô hấp: Tắc nghẽn đường thở là điểm nổi bật của BPTNMT, xuất hiện ở mọi giai đoạn của bệnh và nặng dần lên, trong khi người bị hen nhẹ thoáng qua hay nhẹ dai dẳng, chức năng hô hấp có thể vẫn bình thường.
- Sự hồi phục: Điểm khác biệt rõ nhất giữa hai bệnh là sự tắc nghẽn đường thở có thể hồi phục rõ rệt trong bệnh hen nhưng rất kém hoặc không  hồi phục  ở BPTNMT.
- Tiên lượng của hen và BPTNM cũng rất khác nhau: Chức năng hô hấp trong bệnh hen có thể bị suy giảm nhưng nếu kiểm soát hen tốt có thể làm chậm mức độ suy giảm. Với BPTNMT, chức năng hô hấp suy giảm là điều không thể tránh được và không tùy thuộc vào việc điều trị nhưng tùy thuộc vào FEV1 lúc phát hiện và thời điểm ngưng hút thuốc. Điều này giải thích việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng cho tiến triển và tiên lượng của BPTNMT.
Trong thực tế, BPTNMT thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm là do:
- Ở giai đoạn sớm, bệnh thường khó nhận biết vì triệu chứng rất nghèo nàn.
- Đa số trường hợp chỉ được chẩn đoán khi nhập viện, nghĩa là khi có triệu chứng ho khạc kéo dài, mệt gắng sức hoặc khó thở.
- Thường bị nhầm lẫn với bệnh hen.
- Trường hợp cả hai BPTNMT và bệnh hen cùng xuất hiện trên một người bệnh.
- Các bác sĩ đa khoa ít sử dụng hô hấp kế là "tiêu chuẩn vàng" để chẩn đoán. Ở Mỹ chỉ có khoảng 20% bác sĩ chăm sóc ban đầu dùng hô hấp kế.
- Đôi khi định kiến cũng làm sai lệch chẩn đoán, ví dụ cho rằng người phụ nữ không hút thuốc nên không bị BPTNMT.
Tóm lại, hen và BPTNMT là những bệnh thường gặp. Cả hai đều có những triệu chứng lâm sàng giống nhau nhưng nguyên nhân, bệnh lý, điều trị và tiên lượng khác nhau, vì vậy chẩn đoán phân biệt là rất quan trọng để bệnh nhân được chăm sóc và điều trị đúng.
________________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc tiếp →

14 tháng 3, 2011

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (TNMT)  hay COPD là tình trạng viêm và tắc nghẽn đường thở lâu ngày,  không hồi phục hoàn toàn. Triệu chứng chính của bệnh là  ho, khó thở và khạc đàm dai dẳng.  Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, tuổi >45 đặc biệt là người ở người già, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhều năm, hoặc có nghề nghiệp liên quan đến khói bụi, hóa chất: công nhân hầm lò, hàn, sơn… Tình trạng bệnh gia tăng dần theo thời gian, không thể điều trị khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây bệnh 
Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc: đây là nguyên nhân chính chiếm tới hơn 90% số trường hợp mắc bệnh bệnh phổi TNMT.  Nguyên nhân tiép theo là do thường xuyên hít phải không khí bị ô nhiễm: bụi đường, khói than, khói công nghiệp, đốt lò gạch… Còn các nhóm nguyên nhân ít gặp hơn như: do di truyền chiếm <1%. Ở người già do sức đề kháng và chức năng hô hấp giảm sút nên dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.
Mức độ nguy hiểm của bệnh
Số lượng người mắc bệnh phổi TNMT trên thế giới ngày càng gia tăng. Riêng ở Mỹ có 12,4 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh phổi TNMT. Ở châu Á, kết quả điều tra trong những năm gần đây cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh trung bình là 6,3%, Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất khu vực lên tới 6,7%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu ở những năm 1990 bệnh phổi TNMT gây tử vong đứng hàng thứ 6 thì đến năm 2020 sẽ lên hàng thứ 3. Điều quan trọng, đây là căn bệnh khó điều trị và tiến triển ngày càng xấu dần theo tuổi tác, đặc biệt ở người hút thuốc lá.
Phân biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen
Hai căn bệnh của đường hô hấp có các điểm chung là ho, khó thở, tức ngực, nhưng khác nhau ở các đặc điểm:
- Bệnh phổi TNMT thường gặp ở những người cao tuổi (trên 50) có tiền sử hút thuốc lá, không liên quan đến tiền sử dị ứng, bệnh thường xuyên gây khó thở, mức độ tăng dần, bệnh thường kém đáp ứng điều trị.
- Hen phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, có tiền sử dị ứng, ngoài cơn hen người bệnh có thể sinh hoạt bình thường, bệnh thường đáp ứng tốt với những thuốc giãn phế quản.
Cần khám để phân biệt bệnh phổi TNMT và bệnh hen.
Chẩn đoán và điều trị bệnh phổi TNMT
Tổ chức phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu (www.goldcopd.com) đã đưa ra các tiêu chí chẩn đoán và điều trị bệnh phổi TNMT. Các triệu chứng chính là ho dai dẳng, khạc đàm, khó thở, thở khò khè. Khó thở ở người bệnh phổi TNMT tiến triển ngày càng nặng hơn, dai dẳng ngày này qua ngày khác, làm cho bệnh nhân luôn cảm thấy nặng ngực, thiếu khí, hụt hơi. Để chẩn đoán chắc chắn bệnh phổi TNMT, bệnh nhân cần được đo chức năng hô hấp (còn gọi là hô hấp ký). Đây là xét nghiệm khá đơn giản, bệnh nhân thổi hơi vào máy đo theo hướng dẫn của thầy thuốc. Kết quả đo chức năng hô hấp cho biết có bị bệnh phổi TNMT hay không? Bị ở mức độ mấy từ đó có phác đồ điều trị thích hợp. Hiện nay Tổ chức phòng chống bệnh phổi TNMT chia thành phân loại bệnh theo 4 mức độ (4 giai đoạn): giai đoạn 1 (nhẹ), giai đoạn 2 (trung bình), giai đoạn 3 (nặng), giai đoạn 4 (rất nặng).
Điều trị bệnh phổi TNMT theo từng giai đoạn. Thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như: salbutamol, terbutaline, fenoterol… hoặc kết hợp với kháng cholinergic như: ipratroium, oxitropium… có thể dùng bất kì giai đoạn nào khi có cơn khó thở. Từ giai đoạn 2, bệnh nhân được cho dùng thêm thuốc giãn phế quản tác dụng dài như: salmerterol, formoterol… Từ giai đoạn 3, bệnh nhân được cho dùng thêm các thuốc corticoid dạng hít như khi có các đợt khó thở cấp tái phát. Đến giai đoạn 4, bệnh nhân được cân nhắc cho dùng thêm oxy lâu dài.
Người mắc bệnh phổi TNMT có thể hay bị các đợt khó thở cấp tính còn gọi là đợt kịch phát, nguyên nhân chính thường do nhiễm trùng đường thở hoặc ô nhiễm không khí. Khi lên cơn cấp, bệnh nhân cần nhanh chóng sử dụng các thuốc xịt, bơm giãn phế quản và đến cơ sở y tế gần nhất, để được điều trị nhằm tránh biến chứng suy hô hấp, nhiễm trùng nặng, thậm chí tử vong.
Phòng ngừa, ăn uống và tập luyện
Khi lên cơn cấp, bệnh nhân cần nhanh chóng sử dụng các thuốc xịt, bơm giãn phế quản và đến cơ sở y tế gần nhất, để được điều trị nhằm tránh biến chứng suy hô hấp, nhiễm trùng nặng, thậm chí tử vong.
Đối với tất cả các giai đoạn, bệnh nhân đều được yêu cầu bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ (khói bụi, khói bếp, khói nhang, khí than, mùi hóa chất, lông súc vật…) và tiêm phòng cúm mỗi năm 1 lần. Các nghiên cứu cho thấy tiêm vaccin giúp giảm 50% nguy cơ bệnh nhân COPD trở nặng và tử vong. Ở người >65 tuổi còn được khuyến cáo tiêm phòng phế cầu để tránh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng. Người mắc bệnh phổi TNMT cần hết sức chú ý tới chế độ ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy trên 25% số người mắc bệnh phổi TNMT bị suy dinh dưỡng vì khi ăn họ dễ cảm thấy mệt (do lồng ngực bị căng lên làm thể tích khoang bụng giảm) và khó thở nên chán ăn và ăn ít, dẫn tới  suy dinh dưỡng.  Do vậy chế độ ăn cần chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày (4-6 bữa), nên ăn chậm, nhai kĩ, tránh dùng đồ ăn thức uống có gas hoặc gây đầy hơi.Về tập luyện, người có tuổi cần chọn lựa các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và điều kiện của mình như: đi bộ, đi xe đạp, tập khí công, dưỡng sinh. Đây là những môn thể dục khá nhẹ nhàng, không quá gắng sức và chỉ nên tập trong môi trường trong lành, thoáng đãng, thời tiết ấm áp, không gió, mưa, lạnh. Trong trường hợp thời tiết xấu, không nên ra ngoài, người mắc bệnh phổi TNMT cũng có thể tập trong nhà. Trong quá trình tập, bệnh nhân nên chú ý tập thở, luyện để hơi thở được sâu và dài, tốt cho sự hoạt động của phổi và các phế nang.
Ngày thế giới phòng chống bệnh phổi TNMT
Trước tình hình bệnh phổi TNMT ngày càng gia tăng và gây tổn thất lớn về y tế, kinh tế và xã hội, Tổ chức phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã lấy ngày thứ 4 tuần thứ 3 của tháng 11 hàng năm làm Ngày thế giới phòng chống bệnh phổi TNMT. Thông điệp của ngày 17/11/2010 là: “Năm bệnh phổi 2010: đo chức năng phổi, hãy hỏi bác sĩ về xét nghiệm này”.

_______________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

13 tháng 3, 2011

Tập luyện với người bệnh phổi tắc nghẽn

Đối với người bình thường việc hô hấp không làm tiêu hao năng lượng gì nhiều, khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), các cơ hô hấp phải hoạt động nhiều hơn nhưng lại không được cung cấp đủ ôxy nên rất mau mệt. Đến giai đọan nặng, ngay cả những việc thông thường như tắm rửa, mặc áo quần... cũng làm khó thở do đó họ ngại vận động dẫn đến hậu quả là giảm khối lượng và sức mạnh của cơ. Điều này giải thích tại sao tập luyện rất cần cho bệnh nhân BPTNMT.Tập duỗi cơ: là kéo dãn cơ chân và cánh tay trước và sau buổi tập để chuẩn bị cơ cho buổi tập và  giúp đề phòng bị chấn thương. Tập duỗi cơ đều đặn sẽ làm tăng phạm vi vận động và độ mềm dẻo của gân cơ.

Tập làm tăng sức chịu đựng (tập aerobic):  là phương pháp tập sử dụng đều đặn một khối lượng lớn các cơ. Kiểu tập nay cũng làm mạnh tim, phổi và cải thiện khả năng tiêu thụ ôxy của cơ thể. Với thời gian nó giúp làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp, việc thở được cải thiện. Những môn tập aerobic thích hợp là: đi bộ, đạp xe ngoài trời hoặc tại chỗ...

Một phương pháp đơn giản và dễ dàng nhất là đi bộ: hãy bắt đầu với quãng ngắn và đánh dấu độ dài bao xa trước khi bạn bắt đầu thấy mệt. Hãy dừng lại và nghỉ khi bắt đầu thấy khó thở. Khi đi bạn đếm mỗi lần bạn hít vào mất bao nhiêu bước ví dụ 2 bước, sau đó bạn thở ra bằng cách chúm môi lại và kéo dài với số bước gấp đôi là 4 bước.

Tập cho cơ mạnh lên: làm co các cơ lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi mỏi mệt. Phương pháp làm mạnh các cơ phần trên của cơ thể đặc biệt rất có ích cho bệnh nhân BPTNMT vì đồng thời cũng làm mạnh các cơ hô hấp. Bạn có thể dùng tạ nhỏ hoặc dây đàn hồi để thực hành các bài tập này.




Tập thở: Có hai phương pháp giúp người mắc BPTNMT thấy dễ thở hơn:

Thở chúm môi: là cách thở khi hít vào qua mũi đồng thời  miệng ngậm kín, khi thở ra bằng miệng với môi chúm lại như khi ta đang huýt gió, thời gian thở ra phải dài gấp đôi thời gian hít vào. Kỹ thuật này rất có ích cho những người hay bị khó thở khi vận động hoặc tập luyện. Ở người BPTNMT có hiện tượng nghẽn đường thở nên khi ta thở ra không khí bị ứ lại dẫn đến khó thở.Khi bạn thở ra với môi chúm lại sẽ tạo ra một lực cản trong đường dẫn khí giữ cho phế quản không bị xẹp lại khi thở ra. Với cách thở này sẽ hạn chế lượng khí bị bẫy lại trong phổi do đó lượng ôxy vào phổi sẽ nhiều hơn.

Thở bụng: Là cách thở có tác dụng làm mạnh cơ hoành là cơ quan trọng nhất trong việc  thở. Cơ hoành nằm dưới phổi và giúp  tống không khí ra khỏi phổi khi thở ra. Nếu không khí bị bẫy lại trong phổi, cơ hoành không thể họat động hiệu quả.

Để thực hành phương pháp nay bạn nằm ngửa, hai chân co lại, một tay đặt lên phần trên của ngực, một tay đặt ở bụng. Khi hít vào bạn phình bụng lên, phần ngực không chuyển động, khi thở ra bạn chúm môi  và thót bụng lại. Tập theo cách này đều đặn thường xuyên dần dần bạn sẽ tự động thở bằng bụng.

Những điều cần lưu ý khi tập luyện

BPTNMT là một bệnh lý toàn thân, nhất là ở bệnh nhân cao tuổi thường mắc nhiều bệnh kết hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương... vì vậy trước khi bắt đầu tập luyện cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu. Bác sĩ  sẽ cho  biết thời lượng tập thích hợp,  môn nào nên tập và môn nào không nên tập, loại thuốc gì sẽ dùng khi cần trong lúc tập...

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những điểm  sau:

- Không tập sau khi ăn ít nhất 1 giờ 30 phút.

- Làm nóng trước khi tập 5-10 phút bằng cách vận động chậm rãi. Việc làm nóng giúp cơ thể bạn điều chỉnh dần dần từ trạng thái nghỉ sang vận động. Làm nóng còn tránh được sự gắng sức đột ngột  cho tim và cơ, tăng dần nhịp thở, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể, đồng thời giúp cải thiện tính mềm dẻo của cơ và giảm đau cơ. Trong khi tập bạn cần theo dõi nhịp tim, đây là một cách để đo lường cường độ vận động; bác sĩ sẽ báo cho bạn biết  nhịp tim khi tập bao nhiêu là vừa. Trước khi kết thúc buổi tập giảm bớt cường độ vận động 5-10 phút rồi mới ngưng hẳn. Mục đích là để cơ thể  hồi phục dần từ trạng thái tập luyện , để tim và huyết áp từ từ trở về lại gần mức bình thường.

- Cần phải lên chương trình tập đều đặn mới có tác dụng. Muốn đạt hiệu quả tối đa bạn cần nâng dần thời gian tập kéo dài  từ 20-30 phút mỗi buổi và mỗi tuần ít nhất 3-4 buổi. Nên lựa chọn môn tập ưa thích và có bạn cùng tập để tạo hứng thú tập luyện thường xuyên.

- Hãy lắng nghe cơ thể bạn.Trong khi tập nếu thấy xây xẩm, chóng mặt, mệt nhiều, khó thở, tim đập nhanh thì phải ngưng ngay và báo cho bác sĩ biết.

- Không tập trong thời tiết quá nóng hoặc lạnh quá, mặc áo quần phù hợp với thời tiết bên ngoài. Sau khi tập không nên tắm nước quá lạnh hay quá nóng .


________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

12 tháng 3, 2011

Sự nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh thuộc hệ thống đường hô hấp. Tỷ lệ tử vong của bệnh này trên thế giới được xếp vào hàng thứ tư. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra ở lứa tuổi thanh niên và người có tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, hít phải khói, hóa chất lâu năm. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gặp ở nam nhiều hơn nữ nhưng hiện nay tỷ lệ nữ giới mắc bệnh có xu hướng gia tăng do nữ giới có một tỷ lệ hút thuốc đáng kể.



 
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Đây là bệnh lý đặc trưng thuộc đường hô hấp làm tắc nghẽn đường thở và không hoàn toàn hồi phục. Thực tế bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 2 dạng: dạng viêm phế quản mạn tính và dạng khí phế thũng. Có người mắc cả 2 dạng và triệu chứng của 2 dạng cũng tương tự nhau nên người ta gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người ta thấy rằng những người nghiện thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm tỷ lệ cao nhất. Ước tính rằng cứ 5 người nghiện thuốc lá thì sẽ có một người mắc bệnh (tỷ lệ mắc bệnh do hút thuốc lá chiếm khoảng từ 10 - 20%). Cũng nên lưu ý rằng một khi người bệnh đến với bác sĩ mà đã có ho, khó thở, tăng tiết chất nhày thì bệnh đã nặng rồi.
Nguyên tắc điều trị và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh trường diễn, việc điều trị gặp không ít khó khăn. Người ta thấy rằng các thuốc corticosteroid có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn cấp tính rất hiệu nghiệm nhưng lại không có tác dụng hoặc tác dụng hạn chế trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định, trong khi đó thuốc anticholinnergic dạng bơm đem lại hiệu quả khá cao trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhiều tác giả khuyến nghị nên dùng các thuốc anticholinergic là thuốc điều trị  duy trì đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi bệnh tiến triển xấu cần kết hợp với các thuốc chủ vận bêta hoặc một số thuốc khác.
Muốn phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều quan trọng là bỏ thuốc lá, thuốc lào. Thuốc lá, thuốc lào không những là những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà còn là những nguy cơ cao của các bệnh về phổi, đặc biệt là ung thư phổi. Cần sống trong môi trường sạch ít khí độc, khói độc hại. Cần có bảo hộ lao động tốt cho những ai làm việc trong môi trường có hóa chất, khói, bụi bặm... Nên tập thể dục hàng ngày, nhất là hít thở không khí trong lành trước và sau khi ngủ dậy. 
Triệu chứng chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Triệu chứng hay gặp nhất là khó thở, ho, khò khè và có hiện tượng tăng tiết chất nhày và đờm. Một người bệnh được chẩn đoán là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi có biểu hiện ho, khạc đờm trên 3 tháng trong một năm và biểu hiện liên tiếp như vậy trong vòng 2 năm trở lên, khó thở ngày càng tăng. Bệnh nhân thường phải gắng sức để thở hoặc thở hổn hển. Đờm trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường trong hoặc hơi đục, đôi khi có màu hơi vàng. Khi dùng ống nghe để nghe phổi thì thấy có ran như ran rít, ran ngáy, ran ẩm to hạt, ran nổ. Nếu cơ sở y tế có điều kiện đo chức năng hô hấp sẽ thấy chỉ số thông khí tắc nghẽn không hồi phục. Ở đây cũng cần quan tâm đến bệnh về hô hấp, cũng gây khó thở đó là bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi hoặc gặp dị nguyên như phấn hoa, tôm, cua... và thường có tiền sử bị bệnh hen từ lúc còn nhỏ tuổi; tiền sử gia đình có người bị hen suyễn hoặc mắc một số bệnh dị ứng như mề đay, viêm da dị ứng. Bệnh cũng có ho, khó thở (khó thở vào), tăng tiết, khi nghe phổi cũng có ran rít, ran ngáy, có rối loạn thông khí tắc nghẽn nhưng có khả năng hồi phục. Cả hai bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều hay tái diễn và đều có khả năng trở thành tâm phế mạn. Tuy vậy bệnh hen suyễn dẫn đến suy hô hấp và tâm phế mạn chậm hơn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh hen suyễn sẽ lên cơn hen cấp tính mỗi khi gặp phải chất gây dị ứng (dị ứng nguyên) hoặc chất kích thích trong khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nhất thiết như vậy. Để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người ta dùng phế dung ký. Phế dung ký giúp cho vệc chẩn đoán phân biệt các bệnh gây tắc nghẽn đường thở như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh xơ phổi...

________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

11 tháng 3, 2011

Món ăn cho người bệnh phổi

Lao phổi là bệnh mãn tính gây hao mòn. Theo Đông y, bệnh căn tuy tại phổi, nhưng thực tế có liên quan mật thiết với các cơ quan khác như tỳ và thận, nên thường xuyên dùng thức ăn bổ dưỡng phổi, đặc biệt là chú ý ăn uống để điều dưỡng. Có thể dùng những món dưới đây.

Quả óc chó hấp hồng khô: Hạch đào nhân (quả óc chó) 100g, quả hồng khô 100g, cùng cho vào 1 tô chưng cách thủy cho chín. Ngày 1 mễ, dùng ăn liên tục.

Cháo bo bo - táo đỏ: Nếp vừa đủ, bo bo (ý dĩ) 30g, táo đỏ 8 quả, mỗi thứ riêng biệt rửa sạch, cùng cho vào nồi nấu cháo, ăn tùy ý.

Bách hợp nấu đường: Bách hợp vừa đủ, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu nhừ, thêm đường trắng, dùng lượng vừa đủ tùy lúc.

Hồng khô trộn trứng gà: Quả hồng khô 20g, thái nhuyễn cho vào chén, đập vào 1 quả trứng gà, sau khi trộn đều hãm với nước sôi. Dùng ăn tùy ý, ngày 1 lần.

Cao lê - củ sen: Lê tươi 1 quả, rửa sạch gọt vỏ bỏ hột, củ sen tươi 30g, rửa sạch gọt vỏ. Hai thứ riêng biệt thái nhuyễn, thêm đường trắng 15g, ninh thành dạng cao. Dùng uống với nước ấm, ngày 2 lần.

Cá chạch nấu tỏi: Tỏi 1 củ, lột vỏ; cá chạch 2 con, bỏ nội tạng rửa sạch. Tất cả cùng cho vào nồi thêm nước nấu canh. Ăn cá dùng canh, ngày 1 lần.


Canh cá chép nấu táo đỏ: Cá chép 1 con, cạo vảy bỏ nội tạng, rửa sạch; táo đỏ bỏ hột 10 quả, cùng với cá cho vào nồi thêm nước nấu canh. Ăn cá, táo, dùng canh, cách ngày 1 lần.

Phổi heo hầm hoa lựu: Hoa lựu trắng 30g, rửa sạch; phổi heo 30g, rửa sạch, ép ra nước và máu. Cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 2 lần.

Râu bắp nấu mật ong: Râu bắp (râu ngô) 60g, mật ong 30g, cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 1 liều.

Nước vắt lê - củ sen - tỏi: Nước vắt quả lê 50ml, nước vắt củ sen 30ml, nước vắt tỏi 5ml, tất cả cùng trộn đều trong ly, một lần uống sạch, ngày 1 lần.

Canh rễ kiwi nấu táo đỏ: Rễ cây kiwi 30g, táo đỏ 5 quả, sau khi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu canh.

Thuốc viên quả óc chó - mè - mật ong: quả óc chó 250g, mè 250g, mật ong 250g, quả óc chó và mè giã nhuyễn, dùng mật ong vo thành thuốc viên, mỗi viên 9g, mỗi lần ăn 1 viên, ngày 3 lần.

Nước củ sen: Củ sen tươi rửa sạch, thái nhuyễn vắt lấy nước, mỗi lần 1 ly, uống sáng và chiều 1 ly, dùng chữa lao phổi ho ra máu.

Nước bách hợp: Bách hợp tươi 2-3 quả, tách múi làm đôi rửa sạch, vắt lấy nước, uống với nước ấm.

Thuốc viên song bách củ mài: Bách bộ 0,5 kg, bách hợp 120g, củ mài (hoài sơn) 120g, tất cả tán mịn vo thành thuốc viên, lớn cỡ hạt đậu. Mỗi lần dùng 9g, uống với nước ấm, ngày 3 lần, dùng cho lao phổi khạc ra đàm.

Bách hợp nấu mía: Bách hợp 60g, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu chín, đổ vào nước mía, nước vắt cà rốt mỗi thứ nửa ly, trộn đều. Dùng uống sáng và chiều, ngày 1 thang, dùng cho lao phổi ho hư nhiệt.

Nước củ mài: Củ mài 150g, rửa sạch gọt vỏ thái lát, cho vào nồi thêm ít nước nấu lấy nước cốt. Ăn củ mài uống nước, dùng cho lao phổi ho ra mồ hôi trộm hay tự ra mồ hôi.

Thịt heo hầm củ sen: Thịt heo, củ sen mỗi thứ vừa đủ, hai thứ riêng biệt rửa sạch thái lát, cho vào nồi thêm nước hầm chín. Uống canh củ sen, ăn thịt, dùng cho lao phổi thời kỳ đang hồi phục.

Phổi heo tiềm hạnh nhân: Phổi heo 1 đôi, rửa sạch, ép ra nước và máu, thái lát cho vào nồi thêm nước, đổ vào hạnh nhân vừa đủ nấu chín. Uống canh ăn phổi heo, dùng cho lao phổi thời kỳ đang hồi phục.

Nước cà chua - dầu cá: Nước vắt cà chua 1 ly, nhỏ vào dầu cá 15g, uống sau mỗi bữa ăn, dùng cho lao phổi thời kỳ hồi phục để tăng cường thể lực.

___________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

10 tháng 3, 2011

Viêm phổi kẽ - Ho kéo dài

Ho kéo dài là tình trạng ho quá 3 tuần. Hơn 90% nguyên nhân của ho kéo dài là do khói thuốc, chảy mũi sau, hen, trào ngược thực quản - dạ dày và viêm phế quản mạn. Ho kéo dài do một nguyên nhân chiếm 1/4 các trường hợp, còn đa số có nhiều nguyên nhân. Ðánh giá ho kéo dài đúng trình tự sẽ giúp hạn chế phải dùng đến các xét nghiệm đắt tiền và phức tạp.
Khi khám bệnh nhân ho kéo dài, trước tiên, bác sĩ cần hỏi xem họ có thói quen hút thuốc, nghề nghiệp có tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất, tiền sử dùng các thuốc có tác dụng phụ gây ho, bệnh sử nhạy cảm đường hô hấp sau nhiễm trùng, viêm phế quản mạn cũng như biểu hiện của một số bệnh nội khoa khác. Sau khám, những bệnh nhân chưa được chẩn đoán xác định, sẽ được cho làm thêm các xét nghiệm, được điều trị theo kinh nghiệm với thứ tự ưu tiên: (1) Chảy mũi sau, (2) Suyễn, (3) Trào ngược thực quản - dạ dày. Chỉ cho soi phế quản khi bệnh nhân đã được điều trị như trên nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác.
ÐỊNH NGHĨA VÀ XUẤT ÐỘ
Ho kéo dài là khái niệm được dùng để chỉ tình trạng ho quá 3 tuần. Ở người trưởng thành không hút thuốc lá, ho kéo dài chiếm khoảng 14-23% và thường là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế. Ở người trưởng thành có hút thuốc lá, ho kéo dài chiếm khoảng 17-24% và tần suất mắc bệnh gia tăng tỷ lệ thuận với số điếu thuốc hút trong ngày. Trong tổng số những người hút thuốc lá, có khoảng 25% người hút nửa gói/ngày và 50% người hút hơn 2 gói/ngày có bị ho kéo dài. Cần lưu ý bệnh nhân có thể không cho biết thói quen hút thuốc lá của mình khi đến khám bệnh.

NGUYÊN NHÂN CỦA HO KÉO DÀI
Bảng 1: Các nguyên nhân của ho kéo dài
- Các nguyên nhân thường gặp
Hút thuốc, tiếp xúc với môi trường khói, bụi.
Chảy mũi sau.
Suyễn.
Trào ngược thực quản - dạ dày.
Viêm phế quản mạn.
Bệnh sử nhạy cảm đường hô hấp sau nhiễm siêu vi.
Bệnh sử nhạy các với các thuốc chẹn bê-ta, thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors, beta blockers).
- Các nguyên nhân ít gặp
Suy tim.
Ung thư (thực quản hay phế quản).
Viêm phổi kẽ.
Giãn phế quản.
Lao và các viêm phổi mạn (kể cả nấm).
Bệnh phổi di truyền (xơ hóa dạng nang).
Viêm phổi do hít (ở người bị tai biến mạch máu não).
Tăng áp lực trong ngực: phình động mạch chủ ngực, phì đại tuyến ức, hạch trung thất).
Nút ráy tai, dị vật trong ống tai ngoài kích thích các thụ thể ho.
Nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Hạch di căn trung thất.
Dị vật đường thở.
Nghề nghiệp tiếp xúc chất kích thích.
Rối loạn tâm lý.

Ho kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau ngoài thói quen hút thuốc lá (bảng 1). Một công trình nghiên cứu thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh hô hấp cho thấy nguyên nhân của ho kéo dài có đến 94% là: (1) Chảy mũi sau, (2) Suyễn, (3) Viêm phế quản mạn, (4) Trào ngược dạ dày - thực quản. Khoảng 82% bệnh nhân ho kéo dài chỉ do 1 nguyên nhân, 18% ho kéo dài do vài nguyên nhân. Ðiều trị đúng nguyên nhân sẽ giúp giải quyết tốt đến 97% các trường hợp ho kéo dài.
Chúng tôi sẽ giới thiệu một phác đồ giúp tìm nguyên nhân và điều trị ho kéo dài nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp ho kéo dài có nguyên nhân ngoài phổi, tác giả E. Philp đề nghị nên điều trị thử trào ngược dạ dày-thực quản bằng Omeprazole trước khi cho làm các xét nghiệm đo pH để chẩn đoán xác định.
Càng ngày, cơ chế bệnh sinh của 4 nguyên nhân gây ho kéo dài đã được hiểu rõ hơn, và từ đó hình thành nên một số thay đổi trong phác đồ điều trị; thí dụ, trong ho kéo dài sau viêm đường hô hấp trên, các xét nghiệm tìm nguyên nhân chỉ thực hiện khi bệnh nhân ho kéo dài hơn 8 tuần.
Trong ho kéo dài, chúng tôi cho rằng việc đánh giá tình trạng bệnh và điều trị bệnh cần thường xuyên thực hiện song song với nhau. Tránh dùng các loại thuốc ho giải quyết triệu chứng và vội vã cho làm các xét nghiệm phức tạp đắt tiền.

XỬ TRÍ HO KÉO DÀI
Bệnh nhân ho kéo dài cần được hỏi kỹ bệnh sử liên quan đến các triệu chứng của 4 nguyên nhân thường gây ho kéo dài, cần được khám các vùng thường thể hiện sự liên quan đến phản xạ ho như mũi, vòm họng và phổi.
Khám kỹ lưỡng đúng qui trình, tìm các nguyên nhân thường gặp lẫn các nguyên nhân hiếm gặp sẽ hạn chế bớt việc phải làm các xét nghiệm phức tạp và đắt tiền. Ða số các trường hợp khám và hỏi bệnh sử có thể tìm được nguyên nhân của ho kéo dài và cho phép bắt đầu điều trị ho theo phác đồ.

CÁC TÁC NHÂN ÐỘC CHO PHỔI
Thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ho kéo dài; khi ngưng hút thuốc, chứng ho sẽ giảm hẳn và chấm dứt trong vòng một tháng. Vì thế người bệnh nên tìm mọi cách để ngưng hút thuốc.
Tiếp xúc các chất kích thích do nghề nghiệp
Ðối với những người có bệnh sử giảm hoặc hết ho khi nghỉ phép hoặc khi rời khỏi môi trường làm việc (nhiều khói bụi, hoặc có hóa chất kích thích), điều này chứng tỏ các chất kích thích của môi trường nghề nghiệp đã gây ra ho. Vì vậy, cần cải thiện môi trường làm việc của bệnh nhân hoặc dùng thêm các dụng cụ bảo hộ lao động mới có hy vọng phòng chống hiệu quả chứng ho.
Các thuốc có thể gây ho
Các thuốc ức chế men chuyển (ACE) thường được dùng trong điều trị cao huyết áp và suy tim vì có ít tác dụng phụ. Tuy vậy, vào năm 1985, Sesoko K lần đầu tiên ghi nhận thuốc ACE có khả năng gây ho và ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận điều này. Hiện nay, người ta ghi nhận ACE có khả năng gây ho với tỷ lệ 5-20% bệnh nhân sử dụng. Sau khi ngưng dùng ACE, triệu chứng ho giảm rõ rệt. Bệnh nhân bị ho do ACE nên được cho dùng thuốc khác vì ho sẽ tái xuất hiện rất nhanh nếu dùng lại.
Các thuốc chẹn beta dùng điều trị cao huyết áp, đau thắt ngực, loạn nhịp tim, cường giáp trạng, điều trị dự phòng bệnh thiên đầu thống, tăng nhãn áp. Thuốc nhóm này có khả năng gây ho do làm tăng kháng lực đường hô hấp; điều này đặc biệt rõ rệt ở các bệnh nhân có các bệnh sử tắc nghẽn đường hô hấp (suyễn, khí phế thủng).
Tình trạng tăng kích thích sau viêm đường hô hấp trên
Sau viêm đường hô hấp trên thường có ho và ho sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 3 tuần. Tuy nhiên một số bệnh nhân có ho do tăng kích thích đường hô hấp, có thể kéo dài tới hơn 2 tháng. Nguyên nhân của ho là biểu mô đường hô hấp bị tổn thương khiến các thụ thể trên bề mặt biểu mô đường hô hấp trở nên dễ bị kích thích bởi các tác nhân xâm nhập. Ở các bệnh nhân này, có thể dùng các corticoid khí dung nếu các thuốc kháng histamin không đem lại hiệu quả.
Tình trạng viêm phế quản mạn
Trong viêm phế quản mạn, chất nhầy được chế tiết nhiều trên niêm mạc đường hô hấp. Bệnh nhân có bệnh sử ho đàm từ 3 tháng/năm trong ít nhất 2 năm trở lên được gọi là bị viêm phế quản mạn. Bệnh nhân bị viêm phế quản mạn lâu năm thường có biểu hiện của suyễn hay khí phế thủng. Ða số các trường hợp, khói thuốc lá là nguyên nhân chính, song cũng nên chú ý đến môi trường sống và làm việc. Các bệnh nhân này có đáp ứng với các thuốc khí dung Ipratropium (Adtrovent) và các thuốc giãn phế quản kháng Cholinergic. Thuốc có tác dụng giảm tiết chất nhầy, giảm ho tốt hơn các thuốc đối vận beta giãn phế quản.
Cần chụp X-quang phổi và làm xét nghiệm chức năng hô hấp. Cần làm xét nghiệm lao cho những đối tượng có nguy cơ cao (SIDA, tiêm chích ma túy).
Việc điều trị nên khởi đầu bằng ngưng hút thuốc, rèn luyện thể dục thể thao, chủng ngừa các bệnh nhiễm trùng phổi. Dùng kháng sinh thích hợp trong thời gian từ 7-10 ngày. Dùng thuốc giãn phế quản thích hợp, nghiệm pháp dẫn lưu chất tiết trong phổi, uống nhiều nước. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện sau các biện pháp trên, có thể dùng corticoid dạng uống. Trong một số tình huống, điều chỉnh chế độ ăn uống có hiệu quả trong điều trị vì đa số bệnh nhân bị bệnh phổi mạn có suy dinh dưỡng.
Tình trạng sụt cân và biểu hiện ác tính
Bệnh nhân bị bệnh nội khoa nặng ít khi chỉ có biểu hiện ho. Cần tìm hiểu các triệu chứng sốt lạnh run, vã mồ hôi đêm (lao), khạc ra máu, sụt cân (K phổi), khó thở khi nằm, phù chân (suy tim). Cần làm các xét nghiệm chẩn đoán hỗ trợ để kết luận bệnh.

_________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

9 tháng 3, 2011

Bệnh phổi nghề nghiệp dễ mắc, khó chữa



Bệnh phổi do bụi silic, amiăng, bụi bông, hen, viêm phế quản mạn... rất thường gặp ở những người làm việc trong môi trường ô nhiễm. Các bệnh này khó chữa và hay tái phát, có thể dẫn đến tử vong.Thạc sĩ Trịnh Hồng Lân, Trưởng khoa Vệ sinh lao động, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM cho biết, các bệnh phổi nghề nghiệp gây mất khả năng lao động; một số bệnh có thể làm chết người. Chúng thường diễn tiến âm thầm, kéo dài nhiều năm mới bộc lộ triệu chứng nên đa số công nhân không biết để tự bảo vệ sức khỏe của mình.

 
Theo thạc sĩ Lân, trong các loại bệnh phổi nghề nghiệp, bệnh phổi silic là nguy hiểm và thường gặp nhất. Đó là tình trạng xơ hóa phổi lan tỏa do hít thở phải bụi có hàm lượng silic tự do cao. Bệnh tiến triển thành mạn tính do sự xâm nhập và tồn đọng của bụi chứa silic tự do ở dạng tinh thể. Sau khi ngừng tiếp xúc với bụi này, bệnh vẫn tiếp tục tiến triển, không hồi phục, gây các biến chứng như lao phổi, suy hô hấp, nhiễm khuẩn phế quản phổi, tràn khí phế mạc, hoại tử vô khuẩn, viêm phế quản mạn. Biểu hiện của bệnh phổi silic là khó thở khi gắng sức, đau tức ngực (lúc này bệnh đã phát triển và có biến chứng). Do chưa có thuốc điều trị hiệu quả nên bệnh nhân thường chỉ được điều trị triệu chứng và tập luyện phục hồi chức năng hô hấp.
Bệnh phổi amiăng là bệnh xơ hóa phổi do bụi amiăng; triệu chứng cũng là khó thở khi gắng sức, đau ngực, cử động lồng ngực bị hạn chế. Bệnh có thể diễn tiến theo hướng xơ hóa phổi, tổn thương màng phổi lành tính, u ác tính. Hiện cũng chưa có phương pháp điều trị khỏi hoặc hạn chế sự tiến triển của bệnh. Điều trị triệu chứng chủ yếu bằng các loại thuốc corticostéroid, thuốc long đàm, ho, tập luyện phục hồi chức năng.
Bệnh phổi bông xuất hiện do tiếp xúc với bụi bông, bụi gai, bụi đay, gây những tổn thương về bộ máy hô hấp. Ở giai đoạn sớm, người bệnh có biểu hiện tức ngực vào ngày lao động đầu tiên sau kỳ nghỉ cuối tuần. Về sau, triệu chứng này kéo dài sang các ngày khác trong tuần nhưng nhẹ dần vào những ngày cuối tuần. Ở giai đoạn cuối, biểu hiện lâm sàng giống với viêm phế quản mạn nên rất khó phân biệt bệnh có nguyên nhân nghề nghiệp hay không. Để điều trị, cần dùng thuốc kháng histamin để làm giảm tác hại bụi bông đối với phổi; hít thở khí dung thuốc giãn phế quản.
Bệnh viêm phế quản mạn nghề nghiệp có triệu chứng: phế quản tăng tiết gây ho, khạc đờm suốt trên ba tháng mỗi năm và kéo dài trên hai năm.
Thạc sĩ Hồng Lân cho biết, các bệnh phổi nghề nghiệp đều có thể dự phòng nếu chủ doanh nghiệp, cơ quan y tế và người lao động cùng thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa. Cần thực hiện sản xuất trong chu trình kín, ẩm hoặc thông hút gió tại chỗ, tránh bụi lan tỏa bằng cách bố trí các máy hút bụi, hơi khí độc cục bộ. Phải định kỳ kiểm tra sự ô nhiễm môi trường lao động tại các doanh nghiệp. Khi lao động, bắt buộc công nhân mang khẩu trang hay mặt nạ phòng chống bụi thích hợp, mặc đồ bảo hộ lao động. Những người này phải được khám kiểm tra sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp (chụp phổi, đo chức năng hô hấp) để phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh phổi nghề nghiệp. 

__________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

8 tháng 3, 2011

Viêm phổi - bệnh của mùa rét

Bệnh viêm phổi xuất hiện nhiều vào mùa đông, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, dễ gây suy hô hấp cấp với những người thể trạng yếu như người già, trẻ nhỏ. Bệnh không chữa khỏi có thể gây áp-xe phổi hay tử vong.

Viem phoi benh cua mua ret
Viêm phổi là viêm nhu mô của phân thùy, hay cả thùy phổi. Tại nơi nhu mô phổi bị viêm có sự giảm chức năng trao đổi khí, gây khó thở. Bệnh có ảnh hưởng đến toàn thân như sốt, rét run, nhiệt độ 39-40 độ C.
Tác nhân gây viêm phổi là các liên cầu, tụ cầu, phế cầu... và virus sống trong không khí. Vào mùa rét, chúng phát sinh và phát triển nhiều trong khi sức đề kháng cơ thể người yếu đi. Chúng xâm nhập cơ thể và gây viêm phổi tiên phát hoặc viêm phổi sau viêm đường hô hấp trên (họng, phế quản).
Bệnh nhân sốt đột ngột 39-40 độ C, rét run, phải đắp nhiều chăn, ho khan nhiều tiếng, sau ho có đờm, khạc ra gỉ sắt, màu cà phê. Ho càng nhiều thì người bệnh càng đau ngực do co thắt các cơ hô hấp và cơ bụng. Bệnh nhân khó thở, da xanh do thiếu ôxy, mệt mỏi không thiết ăn, mất ngủ, chỉ nằm thở...
Đối với trẻ em, nếu khó thở, thở nhanh, nông, hai cánh mũi phập phồng, môi khô thì đó là dấu hiệu suy hô hấp, phải đưa đến bệnh viện ngay để thở ôxy và điều trị, nếu muộn có thể gây tử vong.
Để phòng ngừa viêm phổi, vào mùa rét khi ra ngoài đường cần sử dụng khẩu trang, mặc quần áo ấm, đi bít tất. Ăn thức ăn chín còn đang nóng, uống nước chín còn đang nóng, không ăn và uống các chất lạnh như kem...
- Nhỏ mũi các loại thuốc thông thường như argyrol, naphazolin, sulfarin 1-3 lần trong ngày để đề phòng viêm đường hô hấp trên.
Khi có bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm phổi, cần phát hiện và đưa vào bệnh viện sớm, điều trị tích cực, đúng phương pháp, bệnh sẽ khỏi ngay, không để lại di chứng. Với trẻ em, cần đề phòng suy hô hấp. Thời gian mắc bệnh, cần nghỉ ngơi trong phòng ấm, thoáng và sáng, ăn nhiều chất dinh dưỡng như sữa, cháo thịt, súp thịt...

_____________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

7 tháng 3, 2011

Viêm phổi do virus ở trẻ em

Viêm phổi do virus gây tổn thương cấp tính, lan tỏa hai bên phổi, gây suy hô hấp, tiến triển rất nặng. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, não sẽ thiếu ôxy nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong hoặc có di chứng nặng nề.
Các loại virus thường gây viêm phổi ở trẻ em là: cúm, thủy đậu, virus hợp bào hô hấp, corona, H5N1. Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ em có thể nhiễm sau khi tiếp xúc với bạn bè, người lớn mắc bệnh 2-3 tuần. Trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, nặng.

Nguy cơ viêm phổi do virus tăng ở những trẻ có bệnh lý khác kèm theo như suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch (trẻ nhiễm HIV/AIDS), một số dị tật bẩm sinh về tim mạch, phổi, lồng ngực, đẻ thiếu cân. Ở những trẻ này, bệnh thường nặng và khó điều trị hơn. Mặt khác, do chúng ta không có thuốc đặc hiệu kháng virus nên rất khó khăn và tốn kém cho điều trị.
 
Viêm phổi do virus gây tổn thương cấp tính, lan tỏa hai bên phổi, gây suy hô hấp, tiến triển rất nặng. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, não sẽ thiếu ôxy nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong hoặc có di chứng nặng nề.
Ở giai đoạn sớm, trẻ có thể chỉ sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, đau họng, ho húng hắng, chảy nước mắt, mũi, thở khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc... Nếu không được điều trị đúng và theo dõi sát, bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi; có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng. Nghe phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Có thể có rối loạn tuần hoàn như shock, trụy tim mạch... Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu ôxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc kích thích, co giật.

Để chẩn đoán nguyên nhân viêm phổi, cần xét nghiệm máu, chụp X-quang tim phổi, soi mũi họng, cấy dịch mũi họng... Nếu nghi ngờ viêm phổi do virus thì nên chụp phổi kiểm tra hằng ngày, thậm chí 2 lần/ngày.

Các trường hợp viêm đường hô hấp cấp do virus nói chung cần được chẩn đoán và theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế. Không nên tự cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng sinh vì sẽ gây lu mờ triệu chứng của bệnh, rất khó khăn cho chẩn đoán và điều trị. Khi phát hiện thì phải được nhập viện và cách ly. Trẻ cần được chống suy hô hấp, chăm sóc tốt, hạ sốt, cân bằng rối loạn nội môi do sốt và độc tố của virus gây ra.

Để phòng bệnh, cần bảo đảm cho trẻ có một sức khỏe tốt. Nơi ở phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt, ấm áp về mùa đông, vệ sinh sạch sẽ, súc miệng hằng ngày với trẻ lớn. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Nhỏ mũi hằng ngày bằng natriclorit 9%o. Cách ly trẻ với người lớn và trẻ khác bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.

Cần phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nơi cư trú khám để được tư vấn và có hướng điều trị thích hợp, tránh lây lan cho người khác, không nên tự dùng thuốc cho trẻ. Khi mang thai, bà mẹ phải khám thai đầy đủ, bảo đảm thai nhi phát triển tốt, nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh và kéo dài đến 2 tuổi.

Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế (tiêm đủ các loại vacxin của Chương trình tiêm chủng mở rộng). Ngoài ra, còn có một số loại vacxin phòng viêm đường hô hấp, nhưng khi tiêm cần có sự hướng dẫn và tư vấn của cán bộ y tế nhằm bảo đảm hiệu quả và tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.


_______________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

6 tháng 3, 2011

Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng - Vấn đề thường gặp

Viêm phổi là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi. Tình trạng viêm xảy ra ở phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi. Bệnh gây ra do vi khuẩn, vi rút, nấm, nhưng không do trực khuẩn lao.
          Viêm phổi là bệnh rất thường gặp. Hàng năm, tại Mỹ có từ 2 triệu tới 3 triệu trường hợp viêm phổi, trong đó 20% các bệnh nhân phải nhập viện. Tỷ lệ tử vong với các bệnh nhân điều trị ngoại  trú là 1-5%, trong khi đó, tỷ lệ tử vong với các bệnh nhân điều trị nội trú là 15-30% (đây là những bệnh nhân mắc bệnh nặng do vậy phải cho nhập viện điều trị). Tại Nhật Bản, hàng năm có từ 50 - 70/100.000 bệnh nhân tử vong do viêm phổi và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4. 

Viêm phổi do Streptococcus pneumoniae



          Ở nước ta, theo Tiến sỹ Chu Văn Ý (nguyên trưởng khoa Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai) viêm phổi chiếm 12% các bệnh phổi
          Tuỳ theo vị trí tổn thương, viêm phổi được chia thành viêm phổi trái, viêm phổi phải hoặc viêm phổi thuỳ và phế quản phế viêm. Tuy nhiên hiện nay, nhiều tác giả chia viêm phổi theo đặc điểm địa dư của vi khuẩn gây bệnh, do vậy viêm phổi được chia thành:
  • Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng: thể viêm phổi này do vi khuẩn ở môi trường sống ngoài cộng đồng gây ra, do vậy ít xảy ra kháng thuốc, bệnh thường nhẹ, đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh, ngay cả những kháng sinh thông thường.
  • Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện: bệnh do các chủng vi khuẩn cư trú trong môi trường bệnh viện gây ra, những chủng vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc cao, do vậy bệnh thường nặng, việc điều trị rất khó khăn, đôi khi không tìm được kháng sinh dùng cho bệnh nhân, do vi khuẩn đã kháng với tất cả các thuốc kháng sinh hiện có.
     ___________________________________________________
    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

5 tháng 3, 2011

Các căn nguyên thường gặp gây viêm phổi mắc phải ở cộng đồng

Rất nhiều nguyên nhân gây viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, tuy nhiên, những nguyên nhân thường gặp ao gồm:
-         Vi rút: vi rút cúm A (bao gồm cả vi rút gây cúm gia cầm, vi rút gây hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng - SARS), vi rút cúm B...
-         Vi khuẩn: các vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp bao gồm: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae, Moraxella catarrhalis.
          Mặc dù có rất nhiều loại vi khuẩn gây ra viêm phổi nêu trên, tuy nhiên, trong điều trị hàng ngày, khi khám bệnh và điều trị, bác sỹ thường chia các vi sinh gây bệnh ra làm 3 nhóm chính:
-         Viêm phổi do vi rút.
-         Viêm phổi do vi khuẩn điển hình: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis...
-         Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình: Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Ricketsia.
Những nguyên nhân chính gây viêm phổi, thường có liên quan với những yếu tố nguy cơ nhất định (bảng dưới). Viêm phổi do phế cầu thường xảy ra ở người già, hoặc ở những bệnh nhân có các bệnh lý mạn tính như: bệnh lý tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy giảm miễn dịch, bệnh máu ác tính, và nhiễm HIV. nhiễm S. pneumoniae thứ phát sau P. carinii là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi cấp tính ở bệnh nhân AIDS. Legionella là căn nguyên gây viêm phổi ở những bệnh nhân ghép tạng, suy thận, và tỷ lệ bệnh tăng lên ở những bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính, những người hút thuốc lá. Trong khi đó M. pneumoniae thường gây nhiễm trùng phổi ở trẻ em và người trẻ. những bằng chứng gần đây cho thấy, chủng này gây viêm phổi ở bất cứ tuổi nào. 

Phế cầu (Streptococcus pneumoniae) 
Các vi sinh gây viêm phổi mắc phải ở cộng đồng thay đổi theo mùa. S. pneumoniae, H. influenzae và vi rút cúm thường gây viêm phổi vào những tháng mùa đông, trong khi C. pneumoniae là nguyên nhân gây viêm phổi quanh năm. những vụ dịch do Legionella xảy ra nhiều nhất vào mùa hè. Một vài nghiên cứu cho rằng không có sự liên quan về mùa với nhiễm Mycoplasma, tuy nhiên lại có những tác giả cho rằng tỷ lệ bệnh cao nhất vào những tháng mùa đông.
Việc xác định căn nguyên vi sinh gây viêm phổi ban đầu thông thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng, tiền sử tiếp xúc, dấu hiệu tổn thương phổi trên x quang phổi.
Tình trạng
Các căn nguyên thường gặp
Nghiện rượu
Viêm phổi do S. pneumoniae, vi khuẩn gram âm, vi khuẩn kỵ khí
Bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Viêm phổi do S. pneumoniae, H. influenzae, M. catarrhalis, Legionella
Tình trạng vệ sinh răng miệng kém
Viêm phổi do các vi khuẩn kỵ khí
Tiếp xúc với gia cầm, chim
Viêm phổi do vi rút cúm A H5N1, C. psittaci
Dịch cúm đang hoạt động tại địa phương
Viêm phổi do vi rút, S. pneumoniae, S. aureus, S. pyogenes, H. influenzae
Bệnh nhân có giãn phế quản, xơ phổi
Viêm phổi do P. aeruginosa, Burkholderia cepacia, hoặc S. Aureus
Bệnh nhân có ghép tạng, suy thận
Viêm phổi do Legionella

Theo Giáo sư Bùi Xuân Tám, có 5 loại vi sinh chính gây ra 80-90% các trường hợp viêm phổi mắc phải ở cộng đồng đó là: streptococcus pneumoniae, haemophilus influenzae, legionella pneumophila, mycoplasma pneumoniae và virus cúm.
Nghiên cứu của Carlos M.L và cộng sự năm 2000 mô tả căn nguyên vi sinh gây viêm phổi mắc phải ở cộng đồng trên 343 bệnh nhân nhận thấy tỷ lệ phát hiện được nguyên nhân là 42%, trong đó S. pneumoniae là nguyên nhân thường gặp nhất: 24%, M. pneumoniae: 13%, H. influenzae: 12%, C. pneumoniae: 8%. 

________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →